Thi Công Sơn Chống Rỉ Cho Kim Loại

Sơn Chống Rỉ Alkyd Và Sơn Chống Rỉ Epoxy Nên Sử Dụng Loại Nào Cho Sắt Thép?

Sơn chống rỉ là loại sơn sử dụng rộng rãi trong tất cả các công trình từ công trình nhà dân dụng, nghành công nghiệp đóng tàu, đến các kết cấu xây dựng lớn,…gồm cả môi trường mưa nắng thông thường cho đến môi trường chịu ngập măn, muối biến. Gần như bất kỳ ai trong chúng ta đều biết đến sơn chống rỉ và tiếp xúc với chúng nhưng để tự tay tiến hàng sơn chống rỉ cho vật dụng ở nhà thì có thể còn bở ngỡ. Cùng tìm hiểu quá trình thi công sơn chống rỉ cho kim loại!

Thi Công Sơn Chống Rỉ Cho Kim Loại

Chuẩn bị bề mặt kim loại

Tẩy sạch dầu, mỡ bằng xăng hoặc dung môi thích hợp. Quét sạch bụi bẩn.

Tẩy sạch tất cả rỉ sét và các màng sơn cũ bằng bàn chải sắt, đĩa cước thép, giấy nhám mịn.

Nếu bề mặt gỗ hoặc kim loại không bằng phẳng thì nên dùng keo Epxoy chuyên dụng để lấp đầy các vết gồ ghề, lồi lõm đó

Bảo đảm bề mặt cần sơn phải khô và sạch trước khi sơn phủ.

Với các bề mặt kích thước nhỏ: như cửa sắt, cổng sắt trong gia đình, phương pháp làm sạch sẽ dễ dàng là dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt loại bỏ sạch vết gỉ, bụi bẩn bám trên bề mặt. Ngoài ra hay đảm bảo bề mặt khô thoáng không bám dính dầu mỡ. Nếu có phải dùng các chất tẩy rửa thích hợp để loại bỏ các tạp chất đó.

Trong các nhà máy cơ khí xây dựng nhà xưởng, Với số lượng sơn chống rỉ cho sắt thép lớn. Nếu bạn dùng phương pháp thủ công tốn rất nhiều chi phí nhân viên và vật liệu cũng như không đảm bảo được tiến độ thi công. Trong thi công các loại sơn công nghiệp, người ta sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, tùy theo chi phí mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Nhưng phải đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về kĩ thuật về thi công. Trong thiết bị có thể điều chỉnh tiêu chuẩn mong muốn.

Điều kiện thi công sơn chống rỉ

Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn phủ: sạch và khô

Độ ẩm tương đối < 75%

Nhiệt độ môi trường: 20 – 40ºC

Nhiệt độ bề mặt vật liệu cần sơn > 3°C so với điểm sương

Chất pha loãng và công cụ thi công sơn chống rỉ cho kim loại

Phương pháp thi công: súng phun, cọ quét hoặc con lăn

Dung môi pha sơn thích hợp với từng hãng sơn dầu

Cọ quét, con lăn : có thể pha loãng thêm nhưng không quá 10% chất pha loãng

Súng phun : có thể pha loãng thêm 10 – 20 % chất pha loãng.

Những lưu ý khi dùng xăng, dầu hỏa làm chất pha loãng sơn :

  • Xăng, dầu hỏa bán trên thị trường đôi khi có lẫn những tạp chất khác, như : nước, dầu nhớt,… khi sử dụng làm chất pha loãng sơn sẽ làm giảm khả năng bảo vệ bề mặt cần sơn phủ, màng sơn có thể lâu khô, mềm, bề mặt màng sơn không phẳng đẹp, dễ bong tróc.
  • Nếu chỉ dùng dầu hỏa làm chất pha loãng sơn, tỷ lệ pha loãng : Súng phun : không phù hợp để sử dụng. Cọ quét, con lăn : có thể pha loãng thêm không quá 10% (Dùng dầu hỏa màng sơn sẽ lâu khô, dùng nhiều dầu hỏa làm giảm độ che phủ của màng sơn)
  • Nếu chỉ dùng xăng làm chất pha loãng sơn, tỷ lệ pha loãng : Súng phun : có thể pha loãng thêm 10 – 20%. Cọ quét, con lăn có thể pha loãng thêm không quá 10%
  • Tốt nhất nên dùng chất pha loãng của hãng sơn dầu mà bạn đang sử dụng

Thi công sơn chống rỉ cho kim loại

Khi thi công bằng cách này phương pháp thi công khá đơn giản bạn chỉ cần làm sạch bề mặt thi công và sau đó sử dụng chổi quét sơn hoặc súng phun sơn. Cách này chống rỉ khá lâu nhưng bạn cần thi công theo đúng quy trình thi công mới có thể đảm bảo được kim loại, sắt thép của bạn không bị rỉ sét. Tốt nhất nên sơn 2 lớp sơn chống rỉ để được bền hơn.

Loại sơn

Thao tác

Số lớp

Độ dày màng sơn khô

Thời gian sơn lớp kế tiếp

 

   –   Xử lý bề mặt

   –   Kiểm tra các điều kiện thi công

     

Sơn chống rỉ 

Sơn lót lớp 1

1

35 µm

Tối thiểu 12  giờ

 

   –   Lau sạch, khô bề mặt lớp sơn lót bằng vải khô mềm

   –   Kiểm tra các điều kiện thi công

     

Sơn phủ màu

Sơn phủ lớp 1

1

35 µm

Tối thiểu 12  giờ

 

   –   Lau sạch, khô bề mặt lớp sơn phủ 1 bằng vải khô mềm

   –   Kiểm tra các điều kiện thi công

     

Sơn phủ màu

Sơn phủ lớp 2

1

35 µm

 

Một số lưu ý khi thi công sơn chống rỉ cho kim loại

Mùa mưa để đảm bảo điều kiện thi công phải tiến hành sơn nơi có mái che, khô thoáng. Tốt nhất là thi công khi trời nắng ráo.

Màng sơn trong suốt và sau quá trình thi công sơn cần giữ cho khô thoáng. Tránh nước, nước mưa, chất lỏng khác văng vào màng sơn, để tránh màng sơn bị rỗ, chậm khô bề mặt, màng sơn mềm, dễ bong tróc.

Màng sơn mỗi lớp càng dày thì càng lâu khô bề mặt và khô cứng, màng sơn rất mềm, dễ trầy xước, chất lượng và khả năng bảo vệ của màng sơn giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.